THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

THẨM ĐỊNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ là gì? Công việc này có ý nghĩa như thế nào trong các Doanh nghiệp?

Để thấy được vai trò của thẩm định dự án đầu tư chúng ta cần phải hiểu rõ bản chất của thẩm định giá dự án đầu tư là gì và sự cần thiết của việc phải thẩm định dự án đầu tư trong các Doanh nghiệp.

Dự án đầu tư là gì?

Dự án đầu tư là tài liệu do chủ đầu tư chịu trách nhiệm lập. Trong đó trình bày một cách đầy đủ và chi tiết các nội dung có liên quan đến việc thực hiện đầu tư  nhằm mục đích khẳng định được sự đúng đắn của chủ trương đầu tư và hiệu quả của đồng vốn. Dự án đầu tư là văn kiện phản ánh trung thực kết quả nghiên cứu cụ thể toàn bộ các vấn đề về: thị trường, kinh tế, kỹ thuật, tài chính…có ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận hành, khai thác và tính sinh lợi của công cuộc đầu tư.

Có 1 cách định nghĩa khác về Thẩm định giá dự án đầu tư:

Thẩm định giá dự án đầu tư là việc nghiên cứu, phân tích khách quan, khoa học, toàn diện tất cả nội dung kinh tế kỹ thuật của dự án, đặt trong mối tương quan với môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội để quyết định đầu tư, tài trợ vốn cho dự án.

Đây là một quá trình kiểm tra đánh giá các nội dung cơ bản của dự án một cách độc lập, tách biệt với quá trình soạn thảo dự án. Thẩm định giá dự án đầu tư tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư có hiểu quả. Các kết luận rút ra từ quá trình thẩm định là cơ sở để các đơn vị, cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ cho dự án.
Dịch vụ thẩm định giá dự án đầu tư của Công ty cổ phần Thẩm định giá & Đầu tư quốc tế (VAINCO) sẽ giúp cho các chủ đầu tư, doanh nghiệp muốn đầu tư khắc phục được tính chủ quan của người lập dự án và giúp cho việc phát hiện, bổ sung những thiếu sót trong từng nội dung phân tích của dự án. Thẩm định giá dự án đầu tư là một bộ phận của công tác quản lý đầu tư, tạo ra cơ sở vững chắc cho việc thực hiện hoạt động đầu tư có hiệu quả.

PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH DỰ ÁN

  1. Phương pháp thẩm định trình tự
  2.  Phương pháp so sánh, đối chiếu chỉ tiêu
  3. Phương pháp phân tích độ nhạy
  4. Phương pháp dự báo
  5. Phương pháp triệt tiêu rủi ro

HỒ SƠ THẨM ĐỊNH GIÁ DỰ ÁN

  1. Giấy chứng nhận giao quyền sử dụng đất; quyền sở hữu công trình xây dựng
  2. Giấy phép xây dựng
  3. Quyết định giao đất;
  4. Quy hoạch chi tiết dự án;
  5. bản vẽ quy hoạch dự án, thiết kế, hoàn công….
  6. Hồ sơ dự toán (nếu có)
  7. Hồ sơ quyết toán (nếu có)
  8. Các hợp đồng thi công (nếu có)
  9. Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình