THẨM ĐỊNH DOANH NGHIỆP

THẨM ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

1.THẨM ĐỊNH DOANH NGHIỆP là gì?

Thẩm định giá Doanh nghiệp được hiểu và thừa nhận một cách rộng rãi là việc:

– Điều tra và phân tích chi tiết các hoạt động, tài sản, các khoản ghi nợ

– Đánh giá các hoạt động, tài sản, các khoản ghi nợ của công ty

– Xác định giá trị hiện hữu và tiềm năng của một doanh nghiệp.

2. PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH

  • Phương pháp giá trị tài sản thuần
  • Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức
  • Phương pháp chiết khấu lợi nhuận
  • Phương pháp chiết khấu dòng tiền
  • Phương pháp hệ số giá/thu nhập(P/E)

3. HỒ SƠ THẨM ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

Hồ sơ, tài liệu liên quan để tiến hành thẩm định giá doanh nghiệp bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Giấy chứng nhận đăng ký thuế
  • Quyết định thành lập đơn vị trực thuộc (nếu có)
  • Biên bản góp vốn, liên kết, góp vốn thành lập Công ty
  • Các dữ liệu về tài chính
  • Bảng cân đối kế toán

– Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
– Bảng cân đối tài khoản
– Thuyết minh báo cáo tiền tệ

Lưu ý: Báo cáo tài chính nêu trên có thời điểm 3 năm (đối với DN sản xuất) và 5 năm (đối với DN dịch vụ) liền kề trước khi thẩm định giá doanh nghiệp, và tại thời điểm tiến hành thẩm định giá doanh nghiệp (đã được kiểm toán hoặc quyết toán thuế)

Các bảng kê chi tiết các tài khoản

  • Tiền mặt: bảng kiểm kê quỹ tiền mặt
  • Tiền gửi ngân hàng: bảng kê tiền gửi ngân hàng + bảng đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng.
  • Các tài khoản đầu tư ngắn và dài hạn
  • Các khoản ký cược, ký quỹ ngắn và dài hạn
  • Hàng tồn kho, những thông tin liên quan đến phương pháp kế toán hàng tồn kho
  • Danh sách công cụ dụng cụ
  • Chi phí trả trước ngắn và dài hạn
  • Ký cược, ký quỹ ngắn và dài hạn
  • Các khoản phải thu
  • Các khoản phải trả
  • Các khoản vay ngắn và dài hạn
  • Chi tiết chi phí xây dựng cơ bản dở dang
  • Các khoản công nợ không có khả năng thu hồi
  • Các khoản công nợ không có khả năng chi trả (nêu chi tiết và giải thích rõ)
  • Bảng kê danh mục tài sản không dùng, chờ thanh lý
  • Bảng kiểm kê những tài sản của doanh nghiệp. Trong đó phân loại rõ những tài sản thuê mượn (chi tiết thuê hoạt động hay thuê tài chính), nhận góp vốn liên doanh liên kết.
  • Các tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh
  • Lịch sử hình thành và phát triển của DN
  • Danh sách khách hàng chính, nhà cung cấp chính
  • Bản quyến, thương hiệu, lợi thế, đặc quyền, giấy chứng nhận,…và những tài sản vô hình khác mà DN đang có
  • Hợp đồng bảo hiểm (BH con người, BH tài sản, BH các khoản nợ,…)
  • Danh sách những vị trí, địa điềm mà Công ty có chi nhánh, nhà máy hoặc văn phòng đại diện (nếu có)
  • Phương án chi tiết sản xuất kinh doanh của DN trong thời gian từ 3 tới 5 năm (như kế hoạch về sản xuất sản lượng, giá thành và chi phí liên quan để tính ra giá thành của từng mặt hàng,…)
  • Kế hoạch đầu tư như: xây dựng nhà máy sản xuất mới (cungca6p1 dự án xây dựng, đầu tư thêm máy móc thiết bị,…), dự án mở rộng thị trường (nêu cụ thể thị trường dự tính mở rộng, kế hoạch mở rộng cụ thể, tiến độ thực hiệ,…) và các kế hoạch đầu tư khác (nếu có)
  • Chi phí marketing, chi phí quảng cáo tiếp thị, và quảng bá thương hiệu từ khi có chương trình triển khai liên quan đến chi phí này.
  • Các tài liệu liên quan đến nhân sự
  • Bảng tóm tắt về những người chủ chốt trong Công ty: độ tuổi, vị trí, bằng cấp, những kinh nghiệm trước kia
  • Số lượng, trình độ và năng lực nhân viên theo từng nhóm chức năng như: nhóm sản xuất, bán hàng, R&D, kế toán, phục vụ khách hàng,…